Hotline : 0988340372

Địa chỉ : 124 Chu Văn An, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

So sánh kính thuốc và kính cận là một chủ đề khá thú vị vì nó mang đến cho chúng ta thông tin bất ngờ về hai loại kính này. Vậy bạn đã biết kính thuốc và kính cận khác hay giống nhau điểm nào chưa?

Nếu chưa thì hãy xem ngay bài viết Phạm Gia Optic chia sẻ dưới đây nhé. Tin rằng bạn sẽ có thêm kiến thức chuẩn về mắt kính, để việc chọn mua và sử dụng phù hợp cũng như mang đến hiệu quả tốt nhất đấy.

KÍNH THUỐC VÀ KÍNH CẬN CÓ PHẢI LÀ MỘT LOẠI?

Kính thuốc và kính cận là hai cách gọi tên mà còn rất nhiều người đang hiểu nhầm về chúng. Đa phần sẽ cho kính thuốc là một loại và kính cận là loại khác.

Thực ra, kính thuốc ở đây là chỉ những loại kính có chức năng hỗ trợ các tật khúc xạ ở mắt. Và các tật thường thấy sẽ bao gồm: cận thiện, viễn thị, loạn thị, lão thị. Tùy theo từng trường hợp mà người gặp vấn đề về mắt sẽ chọn cho mình chiếc kính có chức năng phù hợp.

Theo đó, người cận thị thì chọn kính điều tiết tầm nhìn xa, người viễn thị dùng kính điều tiết tầm nhìn gần, kính loạn thì kết hợp các vai trò cận và viễn hoặc các vấn đề khác,…

Như vậy, kính cận là một phần nằm trong kính thuốc, hay nói đúng hơn là cách gọi tên cho loại kính có vai trò – chức năng hỗ trợ một tật nhất định ở mắt. Còn kính thuốc là cách gọi bao quát hết cho các loại.

Kính thuốc khi phân theo hình thức sử dụng sẽ có 3 loại chính với kính đeo thông thường, kính áp tròng (đeo trực tiếp lên bề mặt mắt) và kính nội nhãn thường được gắn vào tròng mắt sau các cuộc phẫu thuật điều trị về bệnh ở mắt.

So sánh kính thuốc và kính cận chính xác nhất

NHỮNG LƯU Ý KHI MUA KÍNH THUỐC VÀ KÍNH CẬN

Như vậy, Phạm Gia Optic đã cùng bạn so sánh kính thuốc và kính cận để nắm được một cách đúng nhất về bản chất của các loại kính này. Việc hiểu đúng sẽ mang đến cho chúng ta nhiều thông tin chuẩn xác, từ đó chọn mua và sử dụng loại mắt kính hợp nhất với tình trạng hiện tại của mình.

Có thể nói, muốn mua đúng kính thì trước hết bạn phải biết được mình đang gặp vấn đề gì ở mắt. Một số dấu hiệu trực quan sẽ cho chúng ta cảnh báo để trình bày với bác sĩ, chuyên gia về mắt trước khi đưa ra kết quả cuối cùng.

Nhìn chung, dù bạn đang bị cận, viễn hay gặp tình trạng mắt yếu của người cao tuổi thì tuyệt đối cũng không nên tự mình chọn kính, mua những loại đại trà đang bày bán trên thị trường.

Kính thuốc hay kính cận phải đều cần trải qua các bước dưới đây trước khi sử dụng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.

Kính cận là một loại nằm trong kính thuốc

– Bước 1: Khi cảm thấy các vấn đề khó chịu ở mắt cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.

– Bước 2: Các chuyên gia, bác sĩ sẽ sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại theo chuẩn Y khoa đo khám tình hình của mắt để đưa ra các chỉ số về cận, viễn hay lão.

– Bước 3: Căn cứ trên các thông tin mà bác sĩ chỉ định, chúng ta sẽ cắt tròng kính có độ phù hợp với tình trạng mắt.

– Bước 4: Chọn gọng kính cận hay viễn phù hợp với tròng kính, vừa vặn với khuôn mặt để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ thị giác, bảo vệ mắt và thêm cả tính thời trang (vì mắt kính ảnh hưởng nhiều đến diện mạo bên ngoài).

– Bước 5: Thường xuyên thăm khám, đo mắt theo định kỳ để thay kính thuốc hoặc kính cận có thông số phù hợp theo từng thời điểm.

Bên cạnh những bước cơ bản này, Phạm Gia Optic cũng muốn lưu ý thêm bạn đọc một số điểm không kém phần quan trọng. Trong đó, điểm cốt yếu nhất chính là hãy chọn cơ sở uy tín nếu như bạn muốn mua gọng kính, tròng kính.

Cơ sở uy tín sẽ là những nơi có đội ngũ bác sĩ – chuyên gia giàu kinh nghiệm, có trang thiết bị hiện đại, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, cam kết về chất lượng. Có như vậy chúng ta mới an tâm mua mắt kính và sử dụng dài lâu mà không phải lo ngại các vấn đề sức khỏe.

Điểm thứ hai cũng rất cần thiết chính là dù mua kính cận hay các loại kính thuốc khác thì cũng hãy ưu ái các sản phẩm có khả năng chống lóa, chống tia UV, chống trầy xước và bám bụi thì quá trình sử dụng kính sẽ hoàn hảo hơn.

Nên mua kính cận có khả năng chống chói

Một vài thông tin so sánh kính thuốc và kính cận cũng như lưu ý khi mua các loại kính này hy vọng đã mang đến sự hữu ích cho bạn. Phạm Gia Optic chúc bạn tìm được mắt kính chất lượng như ý.

Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn để hiểu thêm về kính thuốc hay kính cận, đừng ngại liên hệ với Phạm Gia Optic, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!