Top các mẫu gọng kính cận nữ đẹp
02/10/2022 10:43
Gọng kính cận được xem là một phụ kiện khá quen thuộc và dễ dàng phối đồ thời trang. Tuy nhiên, để nắm rõ hơn gọng kính cận nữ hơn thì hãy cùng Phạm Gia Optic tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Gọng kính cận nữ là gì?
Gọng kính cận nữ được xem như một phụ kiện thời trang hấp dẫn giúp chủ sở hữu nổi bật, thu hút mọi ánh nhìn. Đây là một trong hai bộ phận quan trọng không thể thiếu để tạo nên một chiếc kính hoàn chỉnh.

Gọng kính cận nữ là gì?
Cấu tạo chính của gọng kính cận
Một chiếc gọng kính gồm phần trước và phần sau, được nối với nhau thông qua một khớp kim loại nhỏ. Phần trước để bao xung quanh mắt kính và giúp mắt kính cố định trước mắt còn phần sau giúp gài kính cố định vào vành tai.
Gọng kính hoàn chỉnh được tạo thành từ 8 bộ phận sau:
- (1) Càng kính
- (2) Viền gọng
- (3) Ve mũi, đệm mũi hay gá mũi
- (4) Đuôi gọng
- (5) Cầu gọng
- (6) Chân ve mũi
- (7) Gối kính
- (8) Bản lề
Các thiết kế gọng kính cận cơ bản
Gọng kính có khá nhiều hình dạng khác nhau như hình chữ nhật, hình trái tim (tam giác ngược), hình vuông, hình oval… nhưng dù ở hình dạng nào thì gọng kính đều được thiết kế dưới 3 loại cơ bản sau:
- Gọng kính cận nguyên khung: kiểu gọng cổ điển có viền kính bao quanh mắt kính.
- Gọng kính cận bán khung (nửa khung): kiểu gọng này chỉ có vành viền nửa trên hoặc nửa dưới tùy theo thiết kế và phần còn lại sẽ được cố định bằng dây cước chắc chắn.
- Gọng không viền: kiểu gọng không có vành kính, mắt kính sẽ được lắp trực tiếp vào càng kính nên bắt buộc phải lựa chọn mắt cứng nhằm hạn chế vỡ hoặc hư kính.
Các chất liệu làm gọng kính
1. Gọng kính cận với chất liệu kim loại
Gọng kính làm bằng kim loại có nhiều tính năng ưu việt vừa tiện dụng cho người dùng lại vừa thời trang. Tuy nhiên, loại gọng này dễ bị oxi hóa nếu không được bảo quản, vệ sinh đúng cách.

Các chất liệu làm gọng kính
Song nhờ công nghệ tiên tiến, người ta đã sử dụng các hợp kim để khắc phục được nhược điểm này. Một số chất liệu kim loại được sử dụng phổ biến như:
- Aluminum (Nhôm): được dùng làm gọng kính nhờ trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên, để tăng sự chắc chắn thì kính làm từ nhôm thường được pha thêm một ít silicon và sắt.
- Stainless steel: Đây là hợp kim của thép và nhôm nên có trọng lượng nhẹ, không gây dị ứng và dễ dàng uốn cong. Chất liệu còn có khả năng chống ăn mòn với giá thành hợp lý.
- Titanium: Gọng kính được làm từ titanium có độ bền cao, không bị gỉ cũng như không gây dị ứng cho da. Tuy nhiên, giá thành từ gọng kính này là khá đắt và khi hỏng rất khó để sửa chữa.
- Monel: đánh giá là chất liệu có khả năng chịu lực tốt và rất dễ dàng dát mỏng.
- Beryllium: Loại hợp kim này được sử dụng nhiều trong những dòng kính bình dân bởi chi phí của nó là khá rẻ. Ngoài ra, Beryllium cũng hạn chế tối đa sự bào mòn của acid nên thích hợp cho những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước biển.
2. Gọng kính cận với chất liệu nhựa
Các dòng kính có chất liệu nhựa được nhiều người ưa chuộng vì khối lượng nhẹ, không gây kính ứng cho da người đeo kính
Tuy nhiên, khi dùng loại gọng này nên chú ý cẩn thận bởi nó dễ bị gãy hơn kính kim loại. Chất liệu nhựa để làm loại nhiều loại khác nhau như: TR90, Otyl, Ultem, Injection và Acetate
3. Gọng kính được làm từ chất liệu đặc biệt
Đây là loại gọng được làm từ các chất liệu độc đáo như vàng, bạc, da báo,… Những loại kính này thường khá đắt đỏ và được sử dụng nhiều trong ngành thời trang. Sự xa xỉ và đẳng cấp của nó đã tạo nên những phong cách thời trang thời thượng.
Các lưu ý khi chọn chất liệu của gọng kính.
1. Kính cận nữ hay kính cận nam
Dòng kính cận là loại kính thường xuyên được đeo và sử dụng trong thời gian dài nên dễ bị bạc màu. Do đó, bạn nên chọn gọng kính có độ bền cao không bị biến dạng trong quá trình sử dụng cũng như không gây dị ứng hay bị ăn mòn để đảm bảo sức khỏe người dùng.
Hai loại gọng nhựa hay kim loại đều có những ưu nhược điểm riêng. Chính vì vậy, tùy theo sở thích của bản thân mà bạn có thể lựa chọn loại gọng vừa phù hợp vừa đảm tốt 3 yếu tố: chất lượng, an toàn và thẩm mỹ.
2. Kính mắt thời trang
Đây là loại kính đeo thường xuyên như kính cận hay kính viễn mà chỉ thường đeo khi hoạt động ngoài trời. Chính vì vậy, tùy theo mục đích sử dụng cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ mà bạn có thể loại gọng phù hợp.
Cách lắp kính vào gọng.
1. Cách lắp mắt kính vào gọng kính nhựa
Khi thực hiện lắp mắt kính cận vào gọng, bạn cần xác định chiều trái, phải của tròng bởi nó sẽ giúp bạn hạn chế cảm giác khó chịu khi đeo nhầm bên. Để nhận biết được chiều của tròng kính, bạn cần quan sát mép tròng. Thông thường, mép ngoài của tròng kính sẽ có chiều dày lớn hơn mép trong.
Sau khi đã xác định được chiều của tròng kính, bạn bắt đầu lắp tròng kính vào gọng bằng cách lắp từ mép ngoài theo chiều đã xác định và ấn mép trong của tròng là hoàn tất. Tương tự, bạn sẽ thực hiện cách lắp này với bên còn lại.
2. Cách lắp mắt kính vào gọng kính bằng kim loại xẻ xước
Gọng kim loại xẻ xước đòi hỏi rất cao sự kiên nhẫn và khéo léo của bạn. Có 2 cách để lắp tròng kính cận vào gọng kính này:
- Cách 1: Đầu tiên, bạn cần xác định đầu trên và đầu dưới sao cho khớp với các rãnh kính. Sau đó, bạn tiến hành lắp đầu to của tròng vào dây cước theo phía ngoài rồi kéo phần còn lại của trọng nhẹ nhàng để nằm gọn trong dây cước.
- Cách 2: Bạn sẽ luồn sợi dây mỏng, dẹt vào cước và kéo từ đầu bên ngoài sang đầu bên trong sao cho sợi dây cước nằm đúng vào vị trí rãnh của tròng kính.
3. Cách lắp mắt kính vào gọng kim loại liền vành
Tương tự như hai loại gọng trên thì khi lắp tròng kính cận vào gọng kim loại liền vành, bạn cũng lắp từ ngoài vào trong, tức là đầu to của tròng kính trước. Sau đó mới tiếp tục với bên mắt còn lại.
Kết luận
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích khi lựa chọn gọng kính. Nếu cần thêm bất kỳ sự hỗ trợ nào, bạn vui lòng liên hệ ngay Mắt kính Phạm Gia Optic hoặc website matkinhphamgia.com để được tư vấn kịp thời.